1. Tiền lương của những ngày đã làm việc chưa được thanh toán
- Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
- “2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”
- Do đó, khi chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ tiền lương của những ngày NLĐ đã làm việc nhưng chưa được nhận lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng,… cho NLĐ trong thời hạn 7 ngày kể từ khi HĐLĐ chấm dứt, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
2. Tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2012 thì NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
(1) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
(2) 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
(3) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(4) Cứ 5 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ tại điểm (1), (2), (3) kể trên được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
(5) NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trợ cáp thôi việc/mất việc
Căn cứ quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật lao động 2012 thì:
- – Trường hợp HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
- – Trường hợp NLĐ mất việc do NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà phải chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì NSDLĐ có nghĩa vụ trả trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
4. Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ quy định tại Luật Việc làm 2013 thì NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc để được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:
(1) Chấm dứt HĐLĐ, trừ các trường hợp sau đây:
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
(2) Đáp ứng điều kiện về thời gian thamg gia bảo hiểm thất nghiệp
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, hoặc có xác định thời hạn; Hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là trong 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ mà NLĐ không nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
5. Khoản bồi thường nếu bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 thì:
(1) NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả cho NLĐ các khoản sau:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc;
- Ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
(2) Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản sau:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc;
- Ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Khoản trợ cấp thôi việc theo quy định.
(3) Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản sau:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc;
- Ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Khoản trợ cấp thôi việc theo quy định.
- Một khoản tiền bồi thường thêm do 2 bên tự thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
(4) Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ, đồng thời NSDLĐ phải trả cho NLĐ các khoản sau:
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày NLĐ không được làm việc;
- Ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
(5) Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước.