5 kinh nghiệm quản trị từ phim “Những Người Khốn Khổ”

Đã lâu rồi khán giả Việt Nam mới được xem lại một bộ phim nhạc kịch dựa trên tác phẩm kinh điển của Victor Hugo như “Những người khốn khổ” (Les Miserables). Một vở nhạc kịch tráng lệ, đậm đặc các yếu tố mỹ học, đầy tính nhân văn.


Dưới một góc nhìn khác mang tính quản trị, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm thú vị liên quan trong vở nhạc kịch này.

Một quyết định sai lầm có thể theo đuổi bạn một thời gian dài

Trong câu chuyện, nhân vật chính Jean Valjean đã đánh cắp một ổ bánh mì để cứu sống con của em gái mình, kết quả ông bị kết án giống như những tên băng đảng khác với chuỗi 19 năm tù khổ sai. Sau khi được tự do, ônh đã đã thực hiện một lựa chọn không hay khác là sống trong sự săn lùng của thanh tra Javert. Vì điều này ông luôn phải sống trong sự sợ hãi mặc dù ông liên tục chứng minh mình là một người tốt và vị tha.

Khi thực hiện một quyết định tồi tệ, bạn không cần phải sống ẩn dật hay sống với một cái tên giả nào đó. Đối với một số tình huống kịch tính đôi khi cho phép bạn thực hiện một số hành động mạo hiểm và có kết quả tốt, nhưng phần lớn mọi hành động sai lầm tại nơi làm việc đều không có kết quả tích cực như vậy. Đồng thời những hậu quả xảy ra sẽ để lại trong ký ức các đồng nghiệp những ấn tượng không tốt, nó trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của bạn, niềm tin mà mọi người đã dành cho bạn trước đó. Ví dụ, bạn thiết lập một kỳ vọng tốt cho khách hàng, rồi cuối cùng không thực hiện được. Nó không những ảnh hưởng đến kết quả bán hàng của công ty, mà mọi người xung quanh sẽ có ấn tượng bạn là người không giữ lời hứa.
Trong một số trường hợp, điều này có tác động ít, nhưng cũng rất nhiều trường hợp nó có thể làm hỏng  danh tiếng của bạn và bạn có thể gặp khó khăn với những nhà tuyển dụng sau này. Không những vậy, uy tín công ty cũng không còn tích cực như trước đây. Hãy cẩn trọng trước khi quyết định, đừng nên biến chính bạn thành một Javert của đời mình.

Bảo đảm rằng bạn và cấp dưới của bạn cùng quan điểm. Hành động của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn

Fantine, một cô gái đang làm việc tại nhà máy của Jean Valjean, có con gái đang được một chủ quán trọ nuôi. Trong một cuộc ẩu đả tại nhà máy, Jean Valjean phát hiện và ngay sau đó chỉ đạo cho người quản đốc giải quyết vấn đề một cách êm đẹp nhất. Người quản đốc đã không thực hiện đúng chỉ đạo của ông chủ và đuổi việc Fantine. Hắn đã đẩy Fantine vào bước đường cùng là hành nghề mại dâm. Sau đó Jean Valjean biết toàn bộ câu chuyện của và quyết định cứu cô gái nhưng đã quá muộn, trước khi chết Fantine đã đổ lỗi cho Jean Valjean về bất hạnh của mình.

Nếu người quản đốc nhạy cảm với hoàn cảnh của Fantine, nhạy cảm với sự nguy hiểm của một người mẹ độc thân như suy nghĩ của Jean, thì tình trạng này sẽ không xảy ra. Mặc dù Jean Valjean không có mặt trong thời điểm Fantine bị đuổi việc, nhưng cuối cùng ông vẫn là người bị buộc tội.
Là một lãnh đạo doanh nghiệp, bạn không nên lâm vào hoàn cảnh tương tự. Hãy chắc chắn rằng những người dưới bạn cần phải báo cáo cho bạn những công việc hệ trọng tương tự như trên. Hay ít nhất người thi hành nhiệm vụ được giao phải hiểu thật rõ mong đợi của bạn và thực hiện đúng mong đợi, vì bạn là người cuối cùng chịu trách nhiệm trong tổ chức.

Hãy thật khéo léo và nhạy cảm về người mà bạn yêu cầu thực hiện các trách nhiệm quan trọng

Ngay trước khi cuộc chiến đấu tại “hàng rào chắn Cách mạng” bắt đầu, Marius đã yêu cầu Eponine, người đang yêu anh ta say đắm và không thể từ chối yêu cầu của anh, chuyển một thông điệp đến Cosette – người phụ nữ anh yêu. Cô ấy đã hoàn thành nhiệm vụ và khi về rào chắn, cô là người chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến.

Bạn đã bao giờ giao một nhiệm vụ cho cộng sự dưới mình mà họ hoàn toàn không vui vẻ với nó? Đặc biệt là họ rất ít kinh nghiệm để thực hiện công việc đó. Điều này không phải hiếm mặc dù bạn không dễ dàng thừa nhận. Cho dù đó là công việc trực điện thoại, tiếp nhận phàn nàn của khách hàng, chọn lọc đơn xin việc, phân tích dữ liệu… Bạn phải thật sự đắn đo giao nó cho ai, tại sao , giao như thế nào  và hỗ trợ họ những gì. Thật ra ai cũng cần những thử thách mới để phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp của mình, nhưng để thực hiện điều này họ phải cần động lực. Giao một nhiệm vụ khó và không có động lực cho cộng sự thiếu kinh nghiệm cả về nghiệp vụ lẫn tâm lý, tức là biến họ thành một ứng cử viên cho sự thất bại, điều đó có thể ảnh hưởng đế sự tự tin và sự nghiệp của chính họ.

Đừng ngạc nhiên, vì đôi khi trong cuộc sống tồn tại sự bất công

Có hai nhân vật hài hước, nghịch ngợm và gian xảo xuất hiện trong suốt câu chuyện “Những người khốn khồ” là  vợ chồng Thénardiers. Người quản lý một quán trọ, ăn cắp tư trang khách hàng, ăn trộm của những người đã chết. Họ xảo quyệt, vô đạo đức và tàn bạo. Tuy nhiên, khi kết thúc, mặc dù họ chẳng được ai tôn trọng, nhưng lại rất giàu có.

Trong kinh doanh và quản trị nhân sự cũng có những trường hợp tương tự như vậy. Thông thường, những người tự trọng, luôn duy trì một tiêu chuẩn đạo đức cao, kỷ luật, thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp thường thành công. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số nhân vật không bao giờ quan tâm đến người khác, xơ cứng về đạo đức, ích kỷ trong giao tiếp, họ có thể hứa bất cứ điều gì miễn sao đánh lừa được người khác lại có những kết thúc đạt được “chỉ tiêu” hay “mục tiêu”.

Bạn phải chuẩn bị cho mình một tâm lý không ngạc nhiên khi điều đó xảy ra.

Nếu chủ động đầu hàng, bạn sẽ chết

Vào chương cuối của vở nhạc kịch, nhận vật Jean Valjean xuất hiện và ông quyết định rằng đã đến lúc để chết. Ông già Jean đã mệt mỏi mặc dù cuộc rượt đuổi và trốn chạy giữa ông với thanh tra Javert đã kết thúc. Ông là người bằng ý chí vượt qua cái chết của chính mình để cứu người yêu cho con gái, mọi người đều nghĩ ông sẽ chăm sóc con gái mình đến giây phút cuối cùng. Nhưng ông dường như quyết định chọn giây phút hòa bình, chọn sự bình thản nhất cho chính mình bằng cái chết. Đây là giây phút buồn vui lẫn lộn của vỡ nhạc kịch.

Việc quản trị và tuyển dụng của doanh nghiệp cũng tương tự. Nếu bạn quyết định phải đấu tranh lại khó khăn, bạn sẽ có những người cộng sự có tinh thần tương tự. Nếu bạn quyết định bỏ cuộc, bạn sẽ không có những con người có tinh thần chiến đầu bên cạnh. Điều đó khá đơn giãn, vì khi bạn vẫn kiên trì với niềm tin chiến đấu cho sự thành công, bạn sẽ có những tiêu chuẩn riêng để chọn lựa công sự cho tinh thần này. Bạn sẽ chọn được những người khôn ngoan để tiến về phía trước. Nếu bạn chủ động quyết định “buông tay” để tìm sự bình yên, thì sẽ tất yếu dẫn đến thất bại, được ví như là cái chết của sự nghiệp.

Mặc dù Victor Hugo muốn nhấn mạnh tính nhân văn, lòng cao thượng của con người trong một xã hội hà khắc của nước Pháp trong thời kỳ đó. Nhưng chúng ta cũng có thể học được những điều thú vị này từ vở nhạc kịch hấp dẫn đang rung động nhiều trái tim khán giả.