Lãnh đạo bằng sự biểu cảm

Ngạn ngữ có câu “Đừng giết người đưa tin”, đôi khi điều đó sai lầm trong thực tế. Nếu bạn là lãnh đạo nhưng thông điệp của bạn lại không được lắng nghe, có khả năng vấn đề không phải do thông điệp mà là bởi cách bạn truyền đạt.

Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để thấy được tầm quan trọng của cách thể hiện chính mình và làm thế nào khai thác toàn bộ biểu cảm để trở thành người lãnh đạo thẳng thắn, đáng tin cậy, luôn truyền cảm hứng.


Xác định bạn đang ở đâu trong thang biểu cảm

Trước tiên, bạn cần có cái nhìn bao quát về bản thân và nhận diện đâu là phong cách biểu cảm cá nhân giúp bạn tự tin nhất. Bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện mặt đối mặt hay thích đứng trên sân khấu trình bày trước đám đông? Bạn có bước xử lý thông tin trung gian của riêng mình không hay mọi ý tưởng đều từ não bộ đi thẳng ra khỏi miệng? Bạn chỉ tìm kiếm mối liên hệ mật thiết với vài người hay là tạo ra sự kết nối rộng rãi, cả thân thiết và xã giao, với nhiều mối quan hệ khác nhau?


Nếu câu trả lời là “có” cho vế đầu của mỗi ví dụ nêu trên, rất có thể bạn đang giữ cho mình trạng thái tĩnh lặng, duy trì mọi thứ riêng tư trong mức độ biểu cảm. Điểm mạnh của bạn là biết dành thời gian suy nghĩ trước khi phát biểu, giỏi lắng nghe, luôn toát lên vẻ điềm nhiên và bạn có thái độ trầm tĩnh trước những thách thức khó khăn.
Nếu bạn trả lời “đúng” cho phần sau của câu hỏi thì trái lại, có khả năng bạn là người quảng giao, hướng ngoại khi xét về biểu cảm. Thế mạnh trong khả năng lãnh đạo của bạn là cởi mở và rất thuyết phục. Dễ dàng kết nối nhiều người với nhau, bạn cảm thấy hứng thú khi đưa mọi người ngồi lại cùng nhau và mang đến cho họ thật nhiều ý tưởng.


Giải đáp phương pháp tiếp cận của bạn: người trầm lặng hay người sôi nổi

Bạn lãnh đạo một tập thể mà mỗi người có một cách biểu cảm khác nhau. Thế nên bạn cần định hình phong cách giao tiếp của mình sao cho đủ sức thu hút các đối tượng trên. Đây là cách để thực hiện:

Khi tương tác với những người trầm tĩnh, biểu cảm không có nghĩa phải nói. Đừng gây khó và khiến họ bối rối. Hãy cho họ thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi, cả khi bạn đang vội rất muốn họ phản hồi và chia sẻ ngay lúc đó. Quan trọng nhất, hãy chắc rằng bạn nắm được quan điểm của họ bằng mọi cách. Nếu không thể diễn đạt bằng những lời thuyết phục, hãy gửi điều đó qua email. Người ta không lên tiếng, không có nghĩa là họ không có những ý tưởng tuyệt vời.

Khi bạn giao tiếp với người năng nổ và thích giao du phải luôn nhớ, và chấp nhận, bạn không phải là trung tâm và đừng đặt mình lên trên. Hãy để những người này có thể tỏa sáng. Họ sẽ rất quý mến bạn và đáp lại bạn bằng lòng đam mê. Những nhân viên này, với khả năng xử lý tức thời, không nghi ngờ gì họ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Vì thế cần biết rằng họ sẽ đến tham gia rồi sẵn sàng quay lại với quyết định của bạn nhanh chóng và thường xuyên. Nhưng, hãy thách thức họ trước để lắng nghe và sau đó nói chuyện. Điều này giúp họ lắng nghe tất cả các quan điểm.


Biểu cảm là một công cụ lãnh đạo mạnh mẽ. Quan trọng là bạn biết cách cân bằng và tiết chế. Có lẽ để đạt được sự thoải mái hơn thì bạn nên trở thành một nhà lãnh đạo điềm tĩnh, ôn tồn hoặc dành sự quan tâm đúng mực đến vai trò truyền cảm hứng. Chắn chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ tốt nhất từ nhân viên cũng như những đóng góp nhiệt tình của mọi thành viên trong nhóm.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *