Để liên hệ và thường xuyên kết nối với ứng viên, email marketing thường được nhiều nhà tuyển dụng tin dùng như một lựa chọn ưu tiên. Thế nhưng không như kỳ vọng của nhà tuyển dụng, nhiều email không hề được ứng viên chú ý. Họ không quan tâm, không đọc, thậm chí là cho ngay vào hộp thư rác! Liệu có cách nào giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh email để đạt được tỷ lệ phản hồi cao?
Thời công nghệ số rồi, nhà tuyển dụng chọn ứng viên hay ngược lại?
Nếu như trước đây có rất nhiều ứng viên liên tục nộp đơn ứng tuyển từ công ty này sang công ty khác mà vẫn chưa có được cơ hội việc làm tốt thì thời công nghệ số đã giúp thay đổi tình thế một cách rõ rệt. Ứng viên giờ đây đã có nhiều kênh thông tin về nghề nghiệp giúp họ kết nối tốt hơn với nhà tuyển dụng và đến gần hơn với việc làm mong muốn. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, ứng viên có thể nhận được từ vài đến vài chục email thông báo việc làm, đa dạng công ty và ngành nghề. Do vậy, không nên ngạc nhiên nếu email tuyển dụng của công ty bạn không được “ngó ngàng” gì đến. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và ghi nhớ một số điểm mấu chốt sau!
1. “Vấn đề là email có liên quan gì đến tôi không?”
Không nên gửi cùng một email chung chung đến tất cả ứng viên. Mọi người có xu hướng thích đọc một email mà nội dung của nó có vẻ như chỉ gửi đến họ và có chứa thông tin cụ thể của họ. Ví dụ như gọi đúng tên ứng viên ở đầu thư, đăng tải những cơ hội nghề nghiệp phù hợp với sở thích của ứng viên và cung cấp cho họ những thông tin liên quan nhất.
Vậy, những gì chính xác là có liên quan? Tất cả phụ thuộc vào loại ứng viên trong danh sách mục tiêu của bạn. Để có thể xác định mức độ liên quan, bạn cần phải làm thêm một vài bài tập nghiên cứu về các nhóm đối tượng ứng viên khác nhau và thử trổ tài “thám tử” để dự đoán về tính cách và tâm lý ứng viên.
Việc nghiên cứu về ứng viên mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc nhìn vào các chức danh, công việc của họ trong quá khứ mà hãy lưu ý nhiều hơn ở một số khía cạnh khác như kỹ năng và chuyên môn của họ liệu có thể giúp họ chuyển đổi dễ dàng ở môi trường mới hay không. Hãy nhìn cả vào tuổi tác để hiểu rõ hơn tâm lý và mục tiêu nghề nghiệp ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của mỗi nhóm ứng viên. Từ đó, bạn có thể kết nối các mảnh của câu đố để thiết lập câu chuyện của họ theo khả năng tốt nhất của bạn.
Trong thông điệp của mình, bạn nên trao cho ứng viên cảm giác rằng cơ hội làm việc tại công ty bạn ít nhất là một bước tiếp theo hợp lý dựa trên tiến trình nghề nghiệp của họ – giải thích trong email của bạn bằng cách nêu rõ những gì bạn thấy trong lịch sử công việc của ứng viên lại khiến bạn tin tưởng như vậy.
Hãy đặt mình vào đôi giày của ứng viên!
2. Tạo danh sách ứng viên mục tiêu
Bắt đầu bằng cách tạo danh sách phân loại ứng viên của bạn thành các nhóm nhân tài mục tiêu. Vạch ra các tiêu chí như kỹ năng, tuổi tác, nơi làm việc, … như một bộ lọc giúp phân loại và thiết lập những gói dữ liệu chuyên biệt. Với dữ liệu càng có nhiều bộ lọc, bạn càng có thể chỉnh sửa tin nhắn, tăng cơ hội cho việc email tuyển dụng của bạn sẽ tạo được nhiều cộng hưởng với những người nhận nó.
Điều này sẽ tiêu tốn đáng kể thời gian của bạn đấy nhưng nó đồng thời mang lại hiệu quả tuyển dụng và sự phản hồi tích cực từ ứng viên mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn. Hãy thử tìm hiểu một vài nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy để giúp bộ phận nhân sự tiết kiệm thời gian và giảm bớt áp lực cho công đoạn này.
3. Đừng quên “ấn tượng đầu tiên”
Ấn tượng đầu tiên là tất cả mọi thứ, trong thế giới tuyển dụng và cả ngoài đời thực. Thông điệp của email tuyển dụng sẽ giúp tạo nên ấn tượng đầu tiên của ứng viên về công ty.
Các ứng viên có thể cảm nhận được sự chuyên nghiệp và văn hoá doanh nghiệp của một nhà tuyển dụng ngay từ những lời nhắn đầu tiên trong email tuyển dụng. Nếu bạn lần đầu tiên liên hệ với họ về các vị trí không liên quan, không phù hợp với bằng cấp của họ thì họ sẽ nghĩ về công ty bạn là: 1) Bộ phận tuyển dụng thật lười biếng, 2) Công ty lừa đảo, hoặc 3) thậm chí email này chẳng có giá trị để họ phản hồi hay đọc kỹ hơn.
Hãy chuyên nghiệp và phát triển một thông điệp dễ hiểu. Từ tiêu đề email, từ phông và kích thước chữ sử dụng trong email, từ hình ảnh gắn kèm trong email, tất cả đều phải rõ ràng, tránh loè loẹt và nhất quán. Tham khảo thêm những dịch vụ giúp tạo sẵn giao diện email chuyên nghiệp để không mất thời gian vào việc tự tạo bố cục cho email tuyển dụng của công ty mà chưa chắc đã đảm bảo được hiệu ứng tốt với người đọc.
Và điều quan trọng nhất, cơ hội nghề nghiệp trao đi từ nhà tuyển dụng cũng chính là cơ hội để nhà tuyển dụng nhận lại những ứng viên sáng giá nhất cho công ty. Vì thế hãy thận trọng trong mỗi chiến dịch email marketing, lựa chọn thực hiện cùng những đối tác kinh nghiệm nhất để đảm bảo đạt được nhiều thành công hơn và khiến ứng viên có thể “yêu từ cái nhìn đầu tiên”.