BẰNG CẤP CAO CÓ QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG?

Hạng mục “Bằng cấp tối thiểu” có lẽ ít được các công ty để tâm đến khi đăng tuyển dụng. Nhiều công ty không biết rằng họ đã đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho người tìm việc nếu ghi chung chung là “Bằng đại học/Thạc sĩ” và có thể vô tình bỏ qua những ứng viên giỏi cho vị trí cần tuyển dụng.

New Image

(Nguồn: CareerBuilder VN)

Quy luật bằng cấp

Bằng cấp thường chỉ đơn giản nhằm xác định năng lực của ứng viên. Thông thường, ứng viên có bằng đại học/thạc sĩ thường được đào tạo kiến thức chuyên ngành và kỹ năng quản lý và tư duy phản biện. Do đó khi tuyển dụng, các công ty sẽ có khuynh hướng chọn ứng viên có bằng cấp cao, đặc biệt là đối tượng mới tốt nghiệp, để phù hợp với các ngành nghề như nhân viên lập kế hoạch và kỹ sư.

Bằng cấp – lợi bất cập hại?

Không phải ngành nào cũng cần bằng cấp cao. Trong ngành báo chí & quảng cáo người lao động sẽ tích lũy nhiều kiến thức trong quá trình làm việc hơn là từ ghế nhà trường nên bằng cấp sẽ chỉ mang tính chất tương đối. Hay chương trình đào tạo của những ngành thiết kế thường lỗi thời và những kiến thức này phải bị đào thải để người lao động tiếp thu kỹ năng mới. Trong trường hợp này, việc chọn ứng viên có bằng cấp hẳn hoi chưa chắc tốt hơn ứng viên chưa từng được đào tạo bài bản.

Tìm ứng viên có kỹ năng thích hợp

Nhà tuyển dụng cần xác định: vị trí tuyển dụng có cần phải yêu cầu bằng cấp đại học/thạc sĩ hay không? Liệu ứng viên có bằng cao đẳng vẫn có thể đảm đương công việc tốt? Ví dụ nhân viên kinh doanh có thể không có bằng cấp chuyên môn cao nhưng lại có khả năng thương thảo nhiều hợp đồng và mang lại lợi nhuận cho công ty.

Nhìn chung, bằng cấp là điểm khởi đầu tốt để phòng nhân sự xét tuyển hồ sơ phỏng vấn, tuy nhiên những yếu tố khác (như bảng yêu cầu công việc rõ ràng, những phẩm chất của ứng viên có thể phù hợp với công ty và cách thức nhận biết những phẩm chất/kỹ năng này từ ứng viên) đóng vai trò quan trọng hơn.